TẠI SAO TƯỜNG QUÉT XI MĂNG , LĂN SƠN CHỐNG THẤM VẪN BỊ THẤM
1. THẤM QUA LỖ GIÁO
Sau khi đã hoàn thiện căn nhà thợ nề thường ít để ý đến phần lỗ giáo nên việc bịt lỗ giáo các thợ nề thường làm ẩu gây hậu quả về sau.
Nguyên nhân thấm qua lỗ giáo:
– Dùng quá nhiều xi măng khi bịt lỗ giáo gây hiện tượng nứt.
– Bít lỗ giáo một lần: Thợ nề bít đầy lỗ giáo vào một thời điểm, sử dụng “hồ” khô để xử lý nhanh bề mặt hoàn thiện
Để tránh trường hợp lỗ giáo không bị nứt dẫn đến thấm nước nên bít lỗ giáo làm 2 công đoạn. Sử dụng đúng vữa xây và vữa trát thông thường. Không được sử dụng “hồ” khô để xử lý bề mặt hoàn thiện gây nên hiện tượng nứt. Khi đã sảy ra vấn đề nứt lỗ giáo thì dù quét xi măng hay lăn chống thấm vẫn không có tác dụng ngăn nước bảo vệ tường.
Khắc phục việc nứt lỗ giáo là sử dụng lưới thủy tinh chống nứt để trát lớp vữa hoàn thiện.
2 .QUÉT NƯỚC XI MĂNG NHƯNG TƯỜNG VẪN BỊ THẤM
Cổ truyền với các chủ nhà là trát vữa xong sẽ quét ngay nước xi tinh bảo vệ tường khỏi thấm. Tuy nhiên, sau khi quét nước xi măng tinh tường vẫn thấm:
+ Quá trình hòa xi măng tinh với nước không kỹ dẫn đến vón cục
+ Trước khi quét xi măng tinh không xử lý bề mặt tường
+ Quét nước xi măng tinh quá dầy gây hiện tượng nứt chân chim
+ Quét nước xi măng tinh không đều (chỗ có chỗ không)
+ Quét nước xi măng tinh quá mỏng.
Nếu không sử dụng sơn chống thấm mà chỉ sử dụng nước xi măng tinh thay chống thấm, chủ nhà và thợ thi công cần khắc phục các yếu điểm trên như:
– Làm sạch bề mặt tường
– Dùng máy hoặc dụng cụ đánh tan xi măng tinh khi hòa vào nước, sử dụng chổi quét và ru lô lăn sơn để lăn nước xi măng tinh.
– Quét 2 lớp nước xi măng tinh với khoảng cách thời gian là 6 giờ đồng hồ để đảm bảo việc lấp khuyết điểm và rạn nứt chân chim của lớp xi măng tinh.
3. LĂN SƠN CHỐNG THẤM PHA XI MĂNG HAY TRỘN XI MĂNG
Từ khi xuất hiện sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng trên thị trường thì việc sử dụng nước xi măng tinh để chống thấm cho bề mặt tường ngoài trời ít được các chủ nhà hay chủ công trình sử dụng.
Tuy nhiên việc sử dụng sơn chống thấm cho tường ngoài trời không phải chủ nhà nào cũng hiểu về kỹ thuật và sau khi lăn sơn chống thấm pha xi măng tường vẫn bị thấm.
Sở dĩ lăn sơn chống thấm pha xi măng tường vẫn bị thấm bởi:
– Nứt chân chim
– Chảy chống thấm
– Không xử lý kỹ bề mặt tường
– Thi công tròng điều kiện thời tiết mưa, nhiệt độ ngoài trời quá cao
– Thi công chống thấm quá mỏng không đồng đều
– Sơn chống thấm chất lượng quá kém
– Thợ thi công pha trộn sơn chống thấm với xi măng không đúng quy định
4.VỀ KỸ THUẬT PHA TRỘN SƠN CHỐNG THẤM PHA XI MĂNG
Trên vỏ thùng sơn chống thấm pha xi măng các nhà sản xuất đều đã in chi tết cách pha sơn cũng như tỷ lệ pha. Do vậy, việc pha sơn chống thấm phải thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất nếu như bạn không muốn lãnh những hậu quả không mong muốn.
5. THI CÔNG SƠN CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI TRỜI
Yêu cầu phải làm thật sạch bề mặt tường trước thi công:
+ Chà sạch bề mặt
+ Xịt sạch bụi bẩn bán trên bề mặt tường sau khi chà (dùng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực)
+ Thi công trong điều kiện thời tiết không quá nóng, không mưa
+ Khoảng cách thời gian giữa 2 lớp sơn chống thấm là 4 đến 6 giờ đồng hồ
6. CHẤT LƯỢNG SƠN CHỐNG THẤM
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sơn chống thấm pha xi măng, có thể nói là vàng thau lẫn lộn. Chính vì vậy #sơn_nanoexcellent đã đem đến những sản phẩm chất lượng cao. Chỉ cần bạn gọi điện đến đặt hàng, hàng sẽ giao tận nơi đúng sản phẩm đảm bảo chất lượng